@kienthuctonghop
Thứ quan trọng nhất làm nên cái gọi là “cộng đồng mạng” ngày nay, phải kể đến Forum và mạng xã hội. Vấn đề là mạng xã hội ra đời sau nhưng càng ngày càng phát triển mạnh, liệu sẽ có chuyện “sóng sau đè sóng trước” và forum sẽ bị chính đàn em của mình vùi dập?
Kể từ khi khái niệm World Wide Web ra đời cho đến nay, cách...
Xem thêmThứ quan trọng nhất làm nên cái gọi là “cộng đồng mạng” ngày nay, phải kể đến Forum và mạng xã hội. Vấn đề là mạng xã hội ra đời sau nhưng càng ngày càng phát triển mạnh, liệu sẽ có chuyện “sóng sau đè sóng trước” và forum sẽ bị chính đàn em của mình vùi dập?
Kể từ khi khái niệm World Wide Web ra đời cho đến nay, cách thức mà con người tương tác với nhau thông qua Internet không ngừng thay đổi. Hết 1.0 đến 2.0, Web không ngừng biến đổi và ngày càng hoàn thiện. Google Search, Wikipedia, Flickr, các diễn đàn mạng, các mạng xã hội…thay đổi thế giới từng giây một. Trong số đó, thứ quan trọng nhất làm nên cái gọi là “cộng đồng mạng” ngày nay, phải kể đến Forum và mạng xã hội. Vấn đề là mạng xã hội ra đời sau nhưng càng ngày càng phát triển mạnh, liệu sẽ có chuyện “sóng sau đè sóng trước” và forum sẽ bị chính đàn em của mình vùi dập?
Đã từng có nhiều tranh cãi xung quanh hoạt động của 2 hình thức dotcom này. Mạng xã hội liệu có phải là hình thái phát triển cao hơn của forum? Liệu chúng có dẫm chân nhau, rồi thì mạng xã hội với những thế mạnh của mình sẽ đè bẹp mô hình forum cũ kĩ, hay forum với tuổi đời phát triển lâu dài, sẽ đánh bật mạng xã hội và chứng minh đó chỉ là 1 hiện tượng nhất thời? Hay là cả 2 vẫn sẽ cứ chung sống hòa bình? LomKom cũng có câu trả lời của riêng mình, có thể không giống của bạn đọc, nhưng cũng có tính tham khảo. Cùng lướt qua thử nhé.
Thời huy hoàng của các diễn đàn mạng (forum)
Ý tưởng và một mô hình sơ khai của forum đã có từ những năm 70, nhưng đến những năm cuối thập niên 90 thì forum mới có hình dạng và cách thức hoạt động như hiện nay. Đến những năm đầu thế kỉ 21 thì forum đã thực sự hoàn chỉnh về mặt ý tưởng cũng như kĩ thuật, thành viên của các forum lớn trở thành những lực lượng thực sự trên Internet, và chính họ đã làm nên Internet bây giờ.
Forum có gì đặc biệt? Nó mang trên mình những đặc điểm của Web 2.0, được xây dựng bởi cộng đồng và dành cho cộng đồng. Nhờ những tiến bộ mới về ngôn ngữ lập trình web, mà forum cho phép hàng ngàn người cùng lúc truy cập và thảo luận về những vấn đề mà họ quan tâm. Cộng đồng những con người có cùng chí hướng không phân biệt tuổi tác giới tính và vị trí địa lý thực sự là một cuộc cách mạng. Người ta hào hứng tham gia tranh luậnchia sẻ hiểu biết của mình và giao lưu kết bạn với những người khác. Thế giới trở nên “phẳng” dần với sự ra đời và phát triển của các cộng đồng ảo trên các forum. Cũng chính tại các forum này các nội dung đa dạng của Internet được tạo nên. Các bạn cứ thử lên Google hay Bing hay Yahoo Search gõ một từ khóa bất kì và nhìn thử xem bao nhiêu phần trăm kết quả là thuộc một forum nào đó? Tôi không có con số cụ thể, nhưng phải nói là rất rất lớn. Forum đóng góp một lượng dữ liệu khổng lồ vào Internet, trở thành nguồn kiến thức và tham khảo cho hàng tí người dùng. Nói vui chứ bây giờ phóng viên Việt Nam nhiều báo toàn nằm vùng ở các forum lấy tin, còn nhanh nhạy và chính xác hơn cả ra hiện trường, lại đầy đủ cả nhân chứng và hình ảnh, lắm khi có cả clip ấy chứ
Bởi thế, forum trở thành hình mẫu của Web 2.0, khi nó có thể tập hợp được trí tuệ cộng đồng, và dữ liệu đóng vai trò then chốt. Thành viên của forum có thể tìm kiếm xem lại những bài viết cũ một cách dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm, cách tổ chức dữ liệu cũng rất đơn giản. Ý tưởng “dữ liệu tạo bởi cộng đồng là của cộng đồng” khiến nguồn dữ liệu được luân chuyển mãi trên Internet và không bao giờ chết (trừ khi server chứa bị sập). Tuy nhiên đó cũng chính là vấn đề của mô hình forum: Tính cá nhân. Không có gì riêng tư trên các forum cả, và là cộng đồng nên nó có quá nhiều luật lệ chung để ràng buộc. Và đó là cái đã làm nên “sự trỗi dậy của mạng xã hội”.
Mạng xã hội – Trang sử mới của Internet
Nếu ý tưởng về forum có từ thời sơ khai của Web thì ý tưởng về mạng xã hội có từ thời sơ khai của Internet (thật ra cách nhau cũng không lâu gì, vài năm thôi). Bời thế, cho tới khi mà một mạng xã hội thực sự ra đời, nó đã qua quá trình thai nghén rất lâu rồi. Phát triển trong thời gian dài là ưu thế nhưng cũng có phần gây bất lợi. Ra đời sau nên mạng xã hội nhắm đến những thứ mà forum không thể làm được do hạn chế về kĩ thuật và ý tưởng. Về mặt ý tưởng, mạng xã hội là phần bù của forum khi nó cố gắng hướng tới phục vụ nhu cầu cá nhân thay cho phát triển vì cộng đồng. Các hoạt động tập trung vào các mối quan hệ cá nhân, các tâm tư tình cảm trạng thái tức thời của người dùng. Cộng đồng trên các mạng xã hội hướng tới chia sẻ hơn là trao đổi và tranh luận. Và cái đáng chú ý nhất của mạng xã hội là mặc dù nó là 1 phát triển đỉnh cao của Web 2.0, nó lại không hề coi trọng vấn đề nội dung và dữ liệu. Các bạn chắc đều đang dùng ít nhất 1 mạng xã hội, các bạn có thể thử tìm lại 1 câu status (trạng thái) mình đã đăng vào năm ngoái không? Không phải là không thể, nhưng cực khó với người dùng thông thường. Nghe có vẻ nghiêm trọng ha? Vậy đây có phải là nhược điểm của mạng xã hội? Không hề.
Trong thực tế sử dụng, người dùng có rất ít nhu cầu tìm lại những câu mình đăng vô thưởng vô phạt hàng ngày hàng tuần. Với những mạng xã hội cùng cơ cấu như Facebook thì còn đỡ, chứ như Twitter một ngày một người tweet chừng chục câu vớ vẩn, chẳng ai muốn đọc lại những thứ đó cả. Vậy việc tìm kiếm dữ liệu không phải là vấn đề, thế thì cái gì mới là vấn đề? Vấn đề vẫn nằm ở dữ liệu, nằm ở tính mở của dữ liệu. Thay vì trở thành 1 phần của Internet, dữ liệu trên các mạng xã hội chỉ thuộc về cá nhân, các chính sách bảo mật của các đơn vị kinh doanh dịch vụ mạng xã hội bảo đảm cho các dữ liệu đó không thể phát tán rộng trên Internet. Điều này xuất phát từ nhu cầu của chính người dùng, phục vụ nhu cầu của người dùng là điều tốt, nhưng không tốt với sự phát triển của Internet.
Đối đầu hay đối thoại?Xu hướng forum đang thoái trào. Điều đó không thể phủ nhận. Từ khoảng năm 2006 đến nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, là thời gian khó khăn của các forum. Mất dần thành viên, hoạt động co cụm tập trung vào một vài khu vực cá biệt…rồi dần dần chết hẳn là cái chết thường thấy của các forum vừa và nhỏ. Nói đâu xa, ngay tại Việt Nam các diễn đàn chết hàng loạt, chủ yếu là các diễn đàn hướng giải trí và giao lưu, các diễn đàn học sinh lâu đời. Chết ở đây không có nghĩa là đóng cửa luôn, mà là hoạt động gần như đông cứng, sống lay lắt bằng event và các member trung thành. Vậy lượng member đó đi đâu? Chạy sang các mạng xã hội cả rồi.
Vốn hướng giao lưu giải trí, nên các forum đó không trụ nổi trước sự tấn công của các mạng xã hội và các website hỗ trợ mạnh social. Kết bạn trên Facebook đơn giản hơn, chia sẻ trên Youtube tiện lợi hơn, “khoe hàng” trên Flickr dễ dàng hơn, spam trên Twitter nhanh gọn hơn…Không một forum giao lưu giải trí đơn thuần nào có thể đọ nổi với mạng xã hội về mặt này, đấu thì chỉ có từ chết tới bị thương. Kết thúc của forum đây sao?
Không, ngay từ đầu tôi đã nói là không rồi mà. Như trong 2 phần đầu tôi nhắc đi nhắc lại, forum và mạng xã hội là phần bù của nhau, bù đặp những cái còn thiếu của nhau, và định hướng phát triển cũng không giống nhau. Một dịch vụ dành cho cộng đồng, có lượng dữ liệu cộng đồng vượt trội so với một dịch vụ hướng cá nhân, mọi dữ liệu đều riêng tư làm sao có thể so được ai mạnh hơn ai khi mục đích hoàn toàn không giốnh nhau. Những va chạm trong quá khứ là do forum lấy cái yếu của mình đánh với cái mạnh của mạng xã hội mà thôi Cá forum lớn có định hớng nội dung rõ ràng vẫn phát triển mạnh. Tôi không tham gia nhiều forum nước ngoài, nhưng những forum có nội dung đặc thù như ocforum hay hardwaresecrets vẫn sống mạnh và có lượng member thường xuyên khá lớn. Trong nước thì VOZforums, tinhte, 5giay, muare…vẫn hoạt động ổn định, dù có bị lệch hướng hoạt động 1 tí. Đó là nhờ sự kiên định phát triển nội dung và dữ liệu, vốn là thế mạnh của forum.
♠♣♦♥
Tóm lại, hình thức forum đại diện cho tư duy tập thể và mạng xã hội thể hiện tư duy cá nhân sẽ sống chung ổn định cho đến khi có một bước ngoặt lớn đặc biệt nào khác. Đặc biệt, với sự ra đời của các bộ công cụ bổ sung chức năng social cho forum, thì forum còn sống thọ lắm, và nếu phát triển hợp lý thì còn chưa biết mèo nào cắn mỉu nào đâu nhé mạng xã hội.
Action.vn
BÀI VIẾT KHÁ HAY VỀ FORUM MẠNG XÃ HỘI, MỌI NGƯỜI CÙNG THAM KHẢO :)
Thu gọnTheo dữ liệu thống kê, thời gian tốt nhất để đăng bài trên Facebook là 5 giờ sáng vào thứ Hai. Phân tích của chúng tôi cho thấy rằng việc đăng bài vào sáng sớm thực sự giúp đạt được mức độ tương tác cao nhất trong suốt tuần.
Thời gian đăng vào buổi sáng thường có hiệu suất...
Xem thêmTheo dữ liệu thống kê, thời gian tốt nhất để đăng bài trên Facebook là 5 giờ sáng vào thứ Hai. Phân tích của chúng tôi cho thấy rằng việc đăng bài vào sáng sớm thực sự giúp đạt được mức độ tương tác cao nhất trong suốt tuần.
Thời gian đăng vào buổi sáng thường có hiệu suất tốt nhất — chúng tôi đã xác định được các thời điểm "hot" khác vào thứ Ba lúc 5 giờ sáng và thứ Năm lúc 7 giờ sáng, lần lượt đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba trong danh sách thời gian tốt nhất để đăng bài.
Nhìn chung, việc đăng bài vào buổi sáng sớm, từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng vào các ngày trong tuần, sẽ có sự tương tác ổn định, như bạn sẽ thấy trong đồ thị dưới đây.
Đồ thị chỉ ra thời gian tốt nhất để đăng bài trên Facebook là vào sáng sớm các ngày trong tuần. Các khoảng thời gian tối nhất đại diện cho những thời gian có tỷ lệ tương tác cao nhất và, chúng tôi suy ra, là thời gian tốt nhất để đăng bài trên Facebook.
Thời gian đăng bài có xu hướng duy trì sự mạnh mẽ vào buổi sáng muộn cho đến khoảng giữa trưa (với một đỉnh nhẹ vào giờ nghỉ trưa), sau đó bắt đầu giảm dần vào buổi tối.
Nhóm người dùng lớn nhất của Facebook là từ 25-34 tuổi (theo sau là nhóm 35-44 tuổi). Điều này cho thấy người dùng có xu hướng kiểm tra Facebook của mình ngay khi thức dậy vào buổi sáng, trước khi bắt đầu một ngày làm việc, điều này làm cho thời gian sáng sớm trở thành thời điểm lý tưởng để đăng bài.
Một báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy một số đông (93%) cho biết việc cập nhật thông tin với bạn bè và gia đình là lý do họ sử dụng Facebook. So với đó, mục đích sử dụng chính của các nền tảng mạng xã hội khác như Instagram (86%) và TikTok (95%) là giải trí. Vì vậy, Facebook là nền tảng mạng xã hội đầu tiên mà người dùng kiểm tra vào buổi sáng là điều dễ hiểu, nơi họ sẽ tìm thấy các cập nhật mới nhất từ người thân — điều quan trọng hơn việc lướt qua những video Instagram Reels vô thức.
Thứ Hai: 5 giờ sáng, tiếp theo là 6 giờ sáng và sau đó là 9 giờ sáng.
Thứ Ba: 5 giờ sáng, tiếp theo là các thời gian đăng bài tối ưu khác vào lúc 6 giờ sáng và 9 giờ sáng — một mô hình hoàn hảo giống như thứ Hai.
Thứ Tư: 5 giờ sáng, tiếp theo là 7 giờ sáng, và sau đó là 10 giờ sáng.
Thứ Năm: 7 giờ sáng, với các thời gian đăng bài cao điểm khác là 9 giờ sáng và 5 giờ sáng.
Thứ Sáu: 9 giờ sáng, tiếp theo là 7 giờ sáng và sau đó là 6 giờ sáng.
Thứ Bảy: 7 giờ sáng, 9 giờ sáng, sau đó là 6 giờ sáng. Tuy nhiên, những thời gian đăng bài này không tốt bằng các thời điểm cao điểm vào các ngày trong tuần, và mức độ tương tác kém hơn nhiều.
Chủ Nhật: 7 giờ sáng, các thời gian đăng bài ổn định khác là 9 giờ sáng và 6 giờ sáng. Tuy nhiên, bài đăng vào Chủ Nhật có xu hướng nhận được mức độ tương tác thấp nhất trong tuần, vì vậy bạn có thể muốn chuyển các bài đăng mạng xã hội của mình sang một ngày khác để đạt được mức độ tương tác tối đa.
Ngày tốt nhất trong tuần để đăng bài trên Facebook là thứ Tư — các bài đăng chia sẻ vào giữa tuần có xu hướng nhận được mức độ tương tác cao nhất.
Tuy nhiên, khi xét đến việc đăng bài trên Facebook vào các ngày trong tuần, sự khác biệt không quá lớn, như bạn có thể thấy từ biểu đồ trên — tất cả các ngày đều mang lại mức độ tương tác tuyệt vời.
Thứ Năm và Thứ Ba lần lượt đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba, nhưng chỉ cao hơn một chút so với Thứ Hai và Thứ Sáu.
Tuy nhiên, có một sự giảm sút rõ rệt đối với các bài đăng vào cuối tuần. Ngày tồi tệ nhất trong tuần để đăng bài trên Facebook là Chủ Nhật. Các bài đăng trên Facebook vào Chủ Nhật có xu hướng nhận được ít tương tác hơn 15% so với các bài đăng vào thứ Tư. Thứ Bảy cũng không phải là ngày tốt để đăng bài trên Facebook, khi các bài đăng có mức độ tương tác giảm 10.4%.
Điều thú vị là loại nội dung tốt nhất để đăng trên Facebook không phải là video mà là ảnh. Phân tích của chúng tôi cho thấy các bài đăng có hình ảnh nhận được mức độ tương tác cao nhất trên Facebook, với các bài đăng chỉ có văn bản đứng thứ hai.
Các bài đăng có hình ảnh thường nhận được mức độ tương tác cao hơn 34,7% so với các bài đăng chỉ có văn bản và 43,8% so với các bài đăng video.
Như bạn có thể thấy, các bài đăng video đứng thứ ba. Mặc dù điều này có thể gây ngạc nhiên, nhưng nó phù hợp với một phân tích gần đây về Instagram, trong đó chúng tôi phát hiện rằng các bài đăng với ảnh xoay vòng trên Instagram chứ không phải Instagram Reels mới có mức độ tương tác cao nhất trên Facebook.
Tuy nhiên, Reels có xu hướng nhận được phạm vi tiếp cận nhiều nhất, và tôi đã lý giải tại sao điều này lại xảy ra trong bài viết (Chúng tôi đang thực hiện một so sánh trên Facebook và sẽ báo cáo lại kết quả trong thời gian tới!)
Loại nội dung có hiệu suất kém nhất trên News Feed của Facebook là các bài đăng chỉ chứa liên kết (không có gì ngạc nhiên, vì Facebook muốn giữ người dùng ở lại trong ứng dụng).
Hệ thống báo cáo hiệu quả kênh cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về hiệu suất hoạt động của các trang mạng xã hội của bạn, giúp bạn nắm bắt hiệu quả của các chiến dịch marketing và điều chỉnh chiến lược phù hợp.
Tại trang màn hình báo cáo hiệu quả kênh, bạn có tuỳ chọn bất kì nền tảng mạng xã hội nào để theo dõi. Tại đây, bạn có thể lọc kênh và thời gian bạn muốn theo dõi. Mỗi nền tảng sẽ có các chỉ số theo dõi khác nhau.
Nguồn: SO9
Thu gọnCó thực sự tồn tại cách không làm mà vẫn có ăn? Hay như anh Huấn Hoa Hồng đã từng chia sẻ: “Có làm thì mới có ăn. Không làm mà đòi có ăn thì chỉ có ăn…”? Trên thực tế, có tồn tại nhiều công việc giúp bạn kiếm được tiền mà tốn ít công sức, thậm chí là “ngồi chơi xơi bát vàng”.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thi...
Xem thêmCó thực sự tồn tại cách không làm mà vẫn có ăn? Hay như anh Huấn Hoa Hồng đã từng chia sẻ: “Có làm thì mới có ăn. Không làm mà đòi có ăn thì chỉ có ăn…”? Trên thực tế, có tồn tại nhiều công việc giúp bạn kiếm được tiền mà tốn ít công sức, thậm chí là “ngồi chơi xơi bát vàng”.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 12 cách không làm mà vẫn có ăn đã được nhiều người áp dụng và thành công.
Trước tiên, tôi phải khẳng định với bạn rằng, các bí quyết không làm mà vẫn có ăn được giới thiệu dưới đây không phải lừa đảo, đa cấp hay thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Bản thân tôi cũng đã áp dụng một số phương pháp và thu về thành công như mong đợi. Còn bạn thì sao?
Nếu bạn may mắn nhận được một khoản thừa kế từ người thân của mình, bạn không cần làm gì cả mà vẫn có tiền tiêu. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng được hưởng thừa kế. Bạn cần phải có mối quan hệ tốt với người thân trong gia đình. Không nên giả vờ quan tâm, yêu thương người cao tuổi chỉ vì tài sản bởi đây là hành động trái với đạo đức con người.
Chơi xổ số, lô tô là cách nhanh nhất giúp bạn đổi đời chỉ sau một đêm mà không tốn một chút công sức nào cả. Những gì bạn cần làm là đặt cược vận may của mình vào một tờ vé số. Nhưng cách làm này tỷ lệ thành công không cao, thậm chí có thể khiến bạn trắng tay trong một khoảng thời gian ngắn.
Hiện nay có rất nhiều ứng dụng trực tuyến trên điện thoại di động cho phép bạn kiếm được những khoản tiền nhỏ mà không mất nhiều công sức. Đó là các app đọc báo, chơi game, làm khảo sát,v.v.. Bạn chỉ cần tải ứng dụng về máy điện thoại, sau đó thực hiện các nhiệm vụ được giao để nhận các khoản tiền tương ứng.
Tương tự như xổ số, việc tham gia các cuộc thi, các chương trình truyền hình hay rút thăm trúng thưởng cũng có thể thay đổi cuộc đời của bạn trong vòng một đêm. Có rất nhiều chương trình cho bạn tham gia như: Ai là triệu phú, Hãy chọn giá đúng, Đuổi hình bắt chữ,v.v.. hoặc các cuộc thi được tổ chức tại địa phương.
Nếu bạn đang thực sự cần tiền và không có đủ thời gian cho việc tích góp, tiết kiệm, vay nóng từ bạn bè, người thân hoặc các trung tâm dịch vụ cho vay là một cách hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét đến các yếu tố lãi suất, mối quan hệ với người cho vay và điều kiện chi trả của bản thân trong thời gian tới.
Ăn xin nghệ thuật là một hình thức kiếm tiền vô cùng nhẹ nhàng, không mất nhiều công sức. Nếu bạn có tài năng nghệ thuật như hát, múa, đàn, biểu diễn xiếc, ảo thuật,v.v.. hãy thể hiện nó với mọi người xung quanh, đặc biệt là trên các khu phố đi bộ. Bạn sẽ kiếm được một bộn tiền lớn từ chính năng khiếu nghệ thuật của mình.
Nếu bạn là một người thích chơi game, tại sao không kiếm tiền từ nó? Với sự phát triển của các môn thể thao điện tử như hiện nay, việc livestream chơi game sẽ giúp bạn nhận được các khoản tiền donate từ người hâm mộ. Hoặc bạn cũng có thể cày tài khoản game rồi bán cho người khác. Yêu cầu của công việc này rất nhẹ nhàng: chơi càng nhiều càng kiếm được nhiều!
Bạn đam mê viết lách, sáng tác nghệ thuật, xây dựng tiểu thuyết, truyện,v.v.. bạn cũng có thể kiếm tiền từ việc này. Nếu bạn có các sản phẩm hay, hấp dẫn, hãy liên hệ với nhà xuất bản để kiếm lợi nhuận. Hoặc đầu tư tài năng văn chương của mình vào các công việc xây dựng nội dung cho website cũng là một sự lựa chọn phù hợp!
Nếu bạn yêu thích động vật, có niềm đam mê đặc biệt với thú cưng như chó, mèo, lợn, vẹt,v.v.. hãy thử sức với các tiệm chăm sóc thú cưng hoặc nhận trông thú cưng. Chi phí cho những công việc nhẹ nhàng này khá cao nhưng đòi hỏi bạn cần có sự khéo léo và tỉ mỉ nhất định.
Nếu bạn có một số tiền lớn, hãy gửi vào tài khoản ngân hàng và lấy lãi hàng năm. Nói chính xác thì đây chính là cách giúp bạn không cần làm mà vẫn có ăn. Tuy nhiên, số tiền lãi phụ thuộc vào tiền gửi của bạn nhiều hay ít.
Người giàu luôn tìm cách để tiền đẻ ra tiền. Đầu tư chứng khoán là một trong những cách giúp bạn thu về lợi nhuận mà không cần phải mất công sức. Bạn chỉ cần cẩn thận, biết cân nhắc thời cơ, biết chọn kênh đầu tư cũng như có thêm một chút may mắn, bạn sẽ thu về một số tiền rất lớn.
Nếu bạn tìm thấy một doanh nghiệp có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, hãy đầu tư vào đó. Trái lại, bạn cần phải xem xét đến rất nhiều yếu tố như phẩm chất của chủ doanh nghiệp, chi phí và lợi nhuận tiềm năng, quyền lợi,v.v.. Điều này đòi hỏi sự tư duy và cân nhắc khá nhiều nên không nhiều người lựa chọn phương pháp này để kiếm tiền mà tốn ít công sức.
Những phương pháp không làm mà vẫn có ăn được chúng tôi giới thiệu trên đây vẫn có độ rủi ro nhất định. Nói cách khác, nếu bạn không phải người may mắn, không đủ thông minh, chín chắn, bạn không nên áp dụng các cách làm này. Nếu không, bạn có thể nhận phải những kết quả trái với mong đợi.
Nếu bạn thực sự cần tiền, hãy tìm một công việc mà mình yêu thích. Cố hết mình theo đuổi công việc đó, thực hiện đam mê của bản thân và bạn sẽ nhận được những thành quả tốt đẹp trong tương lai. Khi đó, bạn không cần làm gì thì vẫn có ăn!
Không làm mà vẫn có ăn không đồng nghĩa với việc bạn ngồi im một chỗ và sẽ có người mang đồ ăn đến cho bạn. Nếu bạn không muốn vận động nhiều, bạn sẽ phải chịu khó tư duy để tìm ra các biện pháp nhanh chóng, tối ưu nhất. Đừng trở thành anh chàng lười trong “Há miệng chờ sung”. Nếu không, dù là tải sản thừa kế khổng lồ thì cũng đến lúc cạn kiệt.
Trên đây là một số bí quyết không làm mà vẫn có ăn được chúng tôi tổng hợp, nghiên cứu và giới thiệu đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết sẽ giúp ích bạn trong nhiều tình huống đặc biệt!
Thu gọn